GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “MÃI MÃI TUỔI 20” Nguyễn Văn Thạc
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, hòa chung với không khí thiêng liêng chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Thư viện trường TH Nguyễn Bá Ngọc xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một cuốn nhật kí thời chiến của một chiến sĩ đã làm rung động trái tim của rất nhiều độc giả, ở mọi lứa tuổi.
Cuốn sách đặc biệt của ngày hôm nay có một cái tên rất trẻ, tràn đầy sức sống: “Mãi mãi tuổi mươi”.
Chào mừng các bạn đến với buổi giới thiệu sách của thư viện trường Th Nguyễn Bá Ngọc ngày hôm nay.
Bạn đọc thân mến!
Khi viết về người chiến sĩ Việt Nam nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết:
“ Anh tên gì hỡi anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên thật gần gũi, thân thương, là một biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh; những ý chí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của bộ đội ta là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà.
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, hòa chung với không khí thiêng liêng chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Thư viện trường TH Nguyễn Bá Ngọc xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một cuốn nhật kí thời chiến của một chiến sĩ đã làm rung động trái tim của rất nhiều độc giả, ở mọi lứa tuổi.
Cuốn sách đặc biệt của ngày hôm nay có một cái tên rất trẻ, tràn đầy sức sống: “Mãi mãi tuổi mươi”.
Bạn đọc thân mến! Lật từng trang sách, các bạn sẽ được gặp ở đó một chàng trai Hà Nội, đây là cuốn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 và mất năm 1972. Anh là người con của đất Hà Nội, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng Tổ quốc lên đường nhập ngũ, gác bút nghiên trả nợ non sông. Dường như chiến tranh làm con người ta trở nên mạnh mẽ, biến chàng trai trẻ trung, lãng mạn, từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc ấy trở nên kiên cường và bất khuất. Chẳng thế mà anh từng nói: Cuộc đời đẹp nhất của thanh niên là trên trận tuyến đánh quân thù. Thế nhưng, nơi hòn tên mũi đạn là nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc. Đạn bom giặc Mĩ đã cướp đi tâm hồn người trai trẻ ấy khi anh vừa tròn 20 tuổi.
“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca”
Sự hi sinh của Nguyễn Văn Thạc vốn đã có ý nghĩa như bao sự hi sinh vì Tổ quốc khác. Nhưng nó còn ý nghĩa hơn khi anh đã để lại cho đời sau “Chuyện đời” của mình. Những dòng nhật kí đã hoen mực ấy được nhà báo, nhà thơ Đặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu, in thành cuốn sách mang tên “Mãi mãi tuổi hai mươi” này. Cuốn nhật kí lần đầu tiên được xuất bản tháng 10/ 2005, do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành.
Đặc biệt, cuốn nhật kí còn là câu chuyện tình yêu đôi lứa đằm thắm thuở ban đầu của Nguyễn Văn Thạc với người bạn gái của mình. Dù họ bên nhau thời gian rất ít ỏi nhưng đó là một tình yêu lý tưởng tiêu biểu của thanh niên thời chiến tranh. Chàng trai ra trận, cô gái đi học xa, tình yêu vượt thời gian và không gian chín lên trong sự nhớ thương, mong ngóng, đợi chờ, hi vọng của hai người. Trước lúc ra đi, gửi lại người con gái mình yêu, anh viết những dòng cuối:
“Đêm trắng trong là đêm của em
Đèn thành phố và sao trời lẫn lộn
Đêm của anh xếp kín đầy bom đạn
Pháo sáng chập chờn trộn trạo với sao sa”.
Bạn đọc thân mến! Hướng tới kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2021) mỗi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hãy ra sức phấn đấu, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý.
Nhật kí “mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sẽ là một cuốn sách thật ý nghĩa, một tư liệu quý giá mà thư viện trường TH Nguyễn Bá Ngọc muốn gửi đến bạn đọc. Thư viện sẽ luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc !
Cuối cùng xin chúc toàn thể bạn đọc có một tuần làm việc và học tập vui vẽ, hạnh phúc.
Xin chào và hẹn gặp lại.!
La Ngà, ngày 25 tháng 11 năm 2021
Thư viện
Bùi Thị Huệ